5 nghi lễ kinh nguyệt trên thế giới & những điều chúng ta học được

Trong khi chúng ta thường nghe nói về những cộng đồng xa lánh hoặc khiến cho phụ nữ thấy tủi hổ vì họ có kinh nguyệt, vẫn có những nền văn hoá tôn trọng kinh nguyệt, hay thậm chí coi kinh nguyệt là lý do để ca tụng, tán dương.

Các nền văn hoá khác nhau tôn vinh và ca tụng kỳ kinh nguyệt:

Kỳ kinh nguyệt thường mang đến sự khó chịu về mặt thể chất, nhưng việc đến ngày thậm chí còn mang lại nhiều sự đau đớn hơn nếu cộng đồng xung quanh chúng ta không trân trọng nó. Một số người trong chúng ta dành thời gian trong im lặng, tự cảm thấy xấu hổ vì chỉ muốn nằm nghỉ ngơi và ăn đồ ăn vặt. Chúng ta tránh xa bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp để giải thoát cho họ khỏi những cơn thịnh nộ do tâm trạng thất thường khó lường của ta gây ra . 

Và một vài người trong chúng ta gặp các chứng như Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (Premenstrual Dysphoric Disorder, viết tắt là PMDD) hay Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome, viết tắt là PCOS) hoặc lạc nội mạc tử cung, gây ra các triệu chứng rất đau đớn – nhưng chúng ta vẫn chiến đấu qua các ngày làm việc và gánh trách nhiệm của mình trên vai.

Giờ đây, đã đến lúc điều chỉnh lại ý nghĩa văn hóa của kỳ kinh nguyệt. Thay vì coi kỳ kinh nguyệt như một điều cản trở những việc chúng ta cần làm, chúng ta nên lắng nghe cơ thể mình và làm việc với tốc độ mà mình cảm thấy thoải mái. Đối với một số cộng đồng, khả năng có kinh nguyệt là một vinh dự được ca tụng và tôn vinh. Đây nên là một ý tưởng được phổ biến rộng khắp.

Các nghi lễ kinh nguyệt khác nhau đáng kể giữa các vùng hoặc nền văn hóa khác nhau, nhưng 5 nghi lễ dưới đây đặc biệt hấp dẫn. Cùng đọc tiếp để tìm hiểu kinh nguyệt đã được đánh giá cao như thế nào trong các nền văn hóa Philippines, Ấn Độ, Amazon và Mỹ bản địa.

1. Người Ojibwe: Tự cách ly trong “lều trăng”

Hình ảnh tại Triển lãm Tôn vinh tử cung & kinh nguyệt - Be Blessed x Green Lady Vietnam

Ở một số nền văn hóa, những người đang trong kỳ kinh nguyệt bị xa lánh và cô lập do nỗi sợ hãi, niềm tin tôn giáo hoặc mê tín đã ăn sâu. Mặc dù khuôn mẫu này thường thể hiện sự áp bức, nhưng đối với phụ nữ Ojibwe, việc tự cô lập mình trong kỳ kinh nguyệt được coi là một phương pháp phục hồi và mang lại giá trị cho cá nhân đó.

Người Ojibwe là những dân tộc bản địa có cộng đồng sống rải rác khắp vùng trung tây Mỹ. Theo truyền thống, phụ nữ Ojibwe tách mình khỏi cộng đồng trong kỳ kinh nguyệt ở nơi được gọi là “lều trăng”, sử dụng thời gian để tẩy rửa và tái tạo năng lượng của họ. 1

Giai đoạn cách ly phục hồi này được phụ nữ trong cộng đồng chấp nhận: họ không quan hệ tình dục, không phải chuẩn bị thức ăn và cũng không cần chăm chăm sóc con cái. Những phụ nữ khác trong bộ lạc sẽ ghé thăm và mang theo đồ ăn, đảm bảo rằng người phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt được an toàn và hài lòng. Nghi lễ này củng cố các mối quan hệ của phụ nữ trong cộng đồng.

Người Ojibwe tin rằng, khi phụ nữ hành kinh, họ sẽ trút bỏ được những áp lực và sự  căng thẳng khi phải làm tròn vai trò người phụ nữ. Truyền thống của họ cho chúng ta thấy việc thực hành thiền có thể có tác động như thế nào. Cụ thể, hãy sử dụng khoảng thời gian này để tránh xa lịch trình bận rộn, hít thở và cảm thấy trở về nhà trong cơ thể của chúng ta.

Trong kỳ kinh nguyệt tiếp theo, hãy dành thời gian một mình để thư giãn, tắm, đọc sách hoặc thiền. Bằng cách giảm bớt căng thẳng, bạn thậm chí có thể làm cho kỳ kinh của mình nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. 

2. Ambubachi Mela: Nghi lễ 4 ngày dành cho kỳ kinh nguyệt của nữ thần.

Trong bốn ngày trong mùa gió chướng, các ngôi đền đóng cửa và mọi hoạt động nông nghiệp bị cấm ở Assam, một bang ở đông bắc Ấn Độ. Người ta tin rằng nữ thần Kamakhya đang hành kinh trong bốn ngày đó – vì vậy ngôi đền bị đóng cửa để thể hiện sự tôn trọng. 2 

Các tín đồ của Kamakhya kiên nhẫn chờ đợi bên ngoài cửa đền trong khi phần còn lại của thị trấn tổ chức lễ hội: Ambubachi Mela 2 . Du khách từ các thị trấn gần đó đến để tổ chức lễ Kamakhya, cầu nguyện cho sự hướng dẫn tâm linh và sự trù phú. Khi cửa đền mở lại, những người sùng đạo nhận được những tấm vải ướt gọi là “prasad” được dùng để tượng trưng cho dịch kinh nguyệt của nữ thần. Theo truyền thống Shakti (một giáo phái của Ấn Độ giáo), prasad mang lại may mắn.

Trong lễ Ambubachi Mela, các tín đồ tôn vinh khả năng sinh sản theo cả nghĩa đen và biểu tượng: Những cơn mưa theo mùa cũng tượng trưng cho sự màu mỡ của trái đất và sức mạnh nuôi dưỡng, tạo ra sự sống của nó. Vì vậy, hãy để nghi thức này dạy bạn tôn vinh kỳ kinh nguyệt bằng cách thưởng thức những món ăn, hoạt động yêu thích hoặc thực hành chăm sóc bản thân.

3. Sự mê tín của người Philippines: Quét máu kinh lên mặt để ngăn ngừa mụn

Hình ảnh tại Triển lãm Tôn vinh tử cung & kinh nguyệt - Be Blessed x Green Lady Vietnam

Ở Philippines, người ta tin rằng lau mặt bằng máu trong kỳ kinh nguyệt của chính mình có thể ngăn ngừa mụn3 . Một số người bị lừa để thực hiện điều này. Ví dụ: trong khi giặt đồ lót dính máu của bạn, một người lớn tuổi có thể nói với bạn rằng có một con ruồi trên mặt nên bạn vô tình lau máu lên mặt trong quá trình này.

Nó có hoàn toàn điên rồ không? Có thể không. Một nghiên cứu cho thấy máu nội mạc tử cung (còn gọi là máu kinh nguyệt) có thể có đặc tính chữa lành và tái tạo 4. Mặc dù các nhà khoa học chưa xác nhận mối tương quan trực tiếp, nhưng một số người đã thử dùng máu kinh nguyệt của họ vào mặt nạ để xem liệu nó có tạo ra sự khác biệt hay không 5 . Mặc dù chúng tôi chưa thử nghiệm nó, nhưng chúng tôi sẽ thừa nhận rằng đó là một ý tưởng thú vị – ngay cả khi nó chỉ khiến bạn cảm thấy được trao quyền nhiều hơn một chút trong chính cơ thể của mình.

Xét cho cùng, không có gì đáng sợ về máu kinh. Máu kinh nguyệt khỏe mạnh có rất ít mùi (mặc dù điều này có thể trở nên dễ nhận thấy hơn nếu máu kinh ra bên ngoài một thời gian, cho dù trong cốc, đĩa, băng vệ sinh hoặc tampon) và nó không có hại hoặc nguy hiểm theo bất kỳ cách nào 6 . Vì vậy, hãy xem điều mê tín của người Philippines này như một lời nhắc nhở để bạn cảm thấy thoải mái với máu kinh nguyệt của mình – và đón nhận nó!

4. Bộ lạc Tikuna, Brazil: Lễ Pelazon

Hình ảnh tại Triển lãm Tôn vinh tử cung & kinh nguyệt - Be Blessed x Green Lady Vietnam

Bộ lạc Tikuna của Brazil – nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon – có một cách kỷ niệm kỳ kinh đầu tiên rất độc đáo: Khi một cô gái trẻ có kinh nguyệt lần đầu tiên, cô ấy được gửi đến sống trong một ngôi nhà một mình trong một năm. Cô ấy chỉ có một vị khách duy nhất: bà của cô ấy. Trong thời gian đó, bà cô dạy cho cô nhiều kỹ năng truyền thống, bao gồm dệt vải, xác định cây thuốc và chăm sóc gia đình.

Khi hết năm, bộ tộc tập hợp lại thành một đám rước để dẫn những phụ nữ trẻ này trở lại maloka, nơi họ tổ chức các nghi lễ. Cô ấy được bao phủ hoàn toàn từ đầu đến chân với một loại màu gọi là uito, sau đó nó được loại bỏ trong Lễ Pelazon khi cô ấy được “tiết lộ” với bộ tộc là một woman. 7  Nghi lễ diễn ra trong ba ngày cùng với khiêu vũ và yến tiệc, trong đó đàn ông dâng động vật săn được cho gia đình cô gái để thể hiện sự tôn trọng.

Lễ Pelazon dạy chúng ta tôn trọng không chỉ kỳ kinh nguyệt đầu tiên của chúng ta, mà còn đối với mọi chu kỳ mà chúng ta trải qua khi trưởng thành – giống như những người mẹ và bà của chúng ta đã có trước chúng ta. Hãy dành chút thời gian trong kỳ kinh tiếp theo để gọi cho mẹ, dì, bà của bạn hoặc bất kỳ người thân nào khác để bắt chuyện trong vài phút (bạn có thể sẽ ngạc nhiên bởi sự thông thái mà họ truyền đạt).

5. Bộ lạc Hupa: Vũ điệu hoa

Hình ảnh tại Triển lãm Tôn vinh tử cung & kinh nguyệt - Be Blessed x Green Lady Vietnam

Ở vùng tây bắc California, Bộ lạc Hupa vẫn giữ vững truyền thống tuổi mới lớn cho các cô gái trẻ. Bộ lạc tin rằng menarche (kỳ kinh nguyệt đầu tiên) là vô cùng mạnh mẽ – vì vậy họ tán đương nó bằng Vũ điệu hoa, hay Ch’ilwa: l,  và nghi lễ có thể kéo dài trong vài ngày. 8 

Kinahldung – cô gái đang được tổ chức nghi lễ – đeo khăn che mặt làm từ lông vũ màu xanh lam trong khi các thành viên cộng đồng Hupa hát các bài hát và điệu nhảy truyền thống. Vào cuối nghi lễ, một bữa tiệc lớn được tổ chức để vinh danh cô, với đầy đủ các lễ vật cầu kỳ.

điệu hoa thể hiện vai trò nền tảng của phụ nữ trong cộng đồng người Hupa. Một số thành viên của bộ lạc mô tả đây không phải là một nghi lễ chào đón tuổi trưởng thành hơn mà là nghi lễ tôn vinh sức mạnh của tính nữ. Và ngày nay, các thành viên của bộ tộc Hupa đang nỗ lực để hồi sinh Vũ điệu hoa sau khi nó bị những người định cư châu Âu xoá bỏ. Theo cách này, nghi lễ cũng đóng vai trò như một phương tiện chữa lành những tác động của chấn thương lịch sử.

Người Hupa tin rằng kinh nguyệt có ảnh hưởng rất lớn, nó có thể khôi phục lại sự cân bằng trên thế giới. Đây là một lời nhắc nhở hãy dành cho kỳ kinh nguyệt của mình ít nhất một khoảnh khắc để trân trọng, ngay cả vào những ngày mà bạn ước gì nó có thể tự nhiên biến mất.

u ý: Những danh từ như “phụ nữ” “cô gái”…dùng trong bài này để diễn giải những câu chuyện được kể bởi những người ở các nền văn hóa này. Chúng tôi nhận ra rằng không phải tất cả phụ nữ đều có kinh và không phải tất cả những người có kinh đều là phụ nữ.

 

Tác giả: Leo Aquino

Người dịch: Hà Hean

© 2021 The Flex Company. All Rights Reserved.

Tham khảo

1.      Rémy, D. (2019, February 20). Honoring Our Monthly Moons: Some Menstruation Rituals Give Indigenous Women Hope Rewire News Group. Retrieved from rewirenewsgroup.com/article/2019/02/20/monthly-moons-menstruation-rituals-indigenous-women/

2.      Gani, A. (2019, June 21). Ambubachi Mela Begins At Kamakhya In Assam. Outlook India. Retrieved from outlookindia.com/website/story/india-news-ambubachi-mela-begins-at-kamakhya-in-assam/332723

3.      Dharshaini, G. (2020, January 8). Would You Wash Your Face With Period Blood For Clear Skin? Likely. Retrieved from likely.com.my/10-asian-beauty-superstitions-that-our-elders-made-us-believe-growing-up/

4.      Motluk, A. (2008, August 19). Stem cells from menstrual blood save limbs. New Scientist. Retrieved from newscientist.com/article/dn14559-stem-cells-from-menstrual-blood-save-limbs/

5.      DeFino, J. (2020, May 20). I Tried a Period-Blood Face Mask and, Uh, You Definitely Shouldn’t. Cosmopolitan. Retrieved from cosmopolitan.com/style-beauty/beauty/a30778631/menstrual-masking-period-blood-face-mask/

6.      Casia, E. (2019, December 20). The Chemistry of Period Blood. The Chatty Gal. Retrieved from sites.utexas.edu/thechattygal/the-chemistry-of-period-blood/

7.      Rios, F. (2020, October 16). Coming of age in the Amazon jungle. Matador Network. Retrieved from matadornetwork.com/read/coming-age-amazon-jungle/

8.      Pember, M. A. (2018, September 27). Indigenous Culture Reasserts Women’s Power Through Dance. Yes! Magazine. Retrieved from yesmagazine.org/issue/mental-health/2018/09/27/indigenous-culture-reasserts-womens-power-through-dance/

Tại Việt Nam, chúng mình cũng đang thực hiện dự án
tôn vinh tử cung & kinh nguyệt

Mời bạn cùng xem những hình ảnh tuyệt vời về dự án này:

Leave a Reply

Bài Viết Liên Quan